Liên hệ
Họ và tên
 
Email
 
Yêu cầu
 
Mã bảo mật
Chọn mã khác
Số người online: 1
Tổng lượt truy cập: 514,152
Kiến thức - Quảng cáo Google

Một số quy định về thuế doanh nghiệp mới thành lập cần biết

Một số quy định về thuế doanh nghiệp mới thành lập cần biết

 Trong quá trình quản lý cho thấy nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập thường gặp phải những sai sót, vi phạm pháp luật về thuế; có những sai sót không đáng có nhưng doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại về kinh tế, uy tín. Để giảm thiểu những rũi ro trong quá trình chấp hành pháp luật thuế, Doanh nghiệp cần nắm một số quy định về thuế sau:

1.Đăng ký thuế:

Theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, thì:

-Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

-Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.

-Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

-Mã số doanh nghiệp được lưu trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-Trong suốt quá trình hoạt động, kể từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, mã số doanh nghiệp được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.

Như vậy, khi doanh nghiệp hoàn thành việc đăng ký doanh nghiệp đồng thời doanh nghiệp cũng đã hoàn thành việc đăng ký thuế.

2.Hoá đơn:

Khi thành lập doanh nghiệp thì các chủ thể cần nghiên cứu quy định về hoá đơn, vì hoá đơn gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu ý việc đăng ký ngày bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định về hoá đơn được quy định tại Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

  3.Kê Khai thuế, nộp thuế (một số loại thuế thường phát sinh):

STT

Loại Thuế

Kỳ tính thuế

Mẫu tờ khai

Tiểu mục

Thời hạn nộp tờ khai

Ghi chú

1

Giá trị gia tăng

Tháng

01/GTGT

1701

Ngày 20 của tháng tiếp theo

 

2

Thu nhập doanh nghiệp

Quý

01A/TNDN

1052

Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo

 

Năm

03/TNDN

Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

 

3

Thuế môn bài

Năm

01/MBAI

1801

- Ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động SXKD.

- Nếu chưa hoạt động SXKD thì kê khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuê.

Vốn đăng ký trên 10 tỷ.

1802

Vốn đăng ký từ 5tỷ đến 10 tỷ.

1803

Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ.

1804

Đối với đơn vị không có vốn (chi nhánh) hay vốn ngân sách Nhà nước như đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác.

4

Thuế thu nhập cá nhân (tổ chức cá nhân chi trả thu nhập)

Tháng

02/KK-TNCN

1001

Ngày 20 của tháng tiếp theo

Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thực hiện khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập mà tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ hàng tháng theo từng loại tờ khai từ 50 triệu đồng trở lên

Quý

Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo

Trừ các đối tượng khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo tháng.

Năm

05/KK-TNCN

Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

 

5

Tiền phạt

 

 

4254

Theo Quyết định, Thông báo của cơ quan thuế gởi đơn vị

Phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do ngành thuế thực hiện (trừ thuế Thu nhập cá nhân)

4268

Phạt vi phạm hành chính đối với Luật thuế thu nhập cá nhân

4911

Tiền chậm nộp do ngành thuế quản lý

 

4.Thay đổi thông tin:

*Thay đổi thông tin đăng ký thuế:

Khi thay đổi thông tin, doanh nghiệp cần căn cứ vào Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư để thực hiện.

-Doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

-Thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT.

-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật dữ liệu vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để chuyển thông tin sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế, đồng thời lưu Thông báo vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

*Điều chỉnh việc kê khai thuế:

Trường hợp sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung, điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra; nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh; việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh.

*Điều chỉnh việc nộp thuế:

Trường hợp đã nộp ngân sách nhưng lập bảng kê nộp thuế bị sai, thiếu thông tin dẫn đến chưa phản ánh số tiền nộp thuế đúng như khoản nộp mà doanh nghiệp cần nộp, doanh nghiệp dùng chứng từ điều chỉnh: C1-07/NS - Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN (ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013), để điều chỉnh.

NNT tải mẫu C1-07/NS và điền cách thông tin tương ứng, lập thành 2 bản, ký, đóng dấu và gửi đến Kho bạc; Kho bạc ký nhận và trả 1 bản cho doanh nghiệp và sẽ thực hiện các bước nghiệp vụ điều chỉnh .

 5.Rũi ro và giảm thiểu rũi ro:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh và chấp hành pháp luật thuế, doanh nghiệp không tránh khỏi những rũi ro, vấn đề là cần xác định những rũi ro có thể phát sinh và giảm thiểu nó.

Nếu doanh nghiệp chấp hành không đúng quy định về thuế có thể bị xử lý bằng các hình thức pháp luật quy định. Một số hình thức doanh nghiệp có thể bị xử lý đó là:

-Bị xử lý đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế.

-Bị xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế:

Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức luỹ tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.

-Bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:

Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.

-Bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

*Giảm thiểu rũi ro:

Để giảm thiểu những rũi ro bị xử lý vi phạm về thuế  thì doanh nghiệp cần phải:

-Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận, nghiên cứu và thực hiện đúng quy định pháp luật về thuế;

-Xác định ngay những nghĩa vụ về thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện, nhất là những nghĩa vụ phát sinh ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Nếu thực hiện không tốt vấn đề này doanh nghiệp thường có những hành vi vi phạm (dù không cố ý ) và bị xữ lý vi phạm.

-Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nếu thấy chưa rõ, chưa hiểu thì doanh nghiệp có thể liên hệ cơ quan thuế để được hướng dẫn. Bộ phận nghiệp vụ của cơ quan thuế trực tiếp hướng dẫn đó là bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Đối với các nghiệp vụ kê khai, nộp thuế thì người nộp thuế có thể liên hệ với bộ phận kê khai kế toán thuế của cơ quan thuế.

-Hiện nay hệ thống dữ liệu quản lý thuế của cơ quan thuế khá hoàn chỉnh và luôn sẵn sàng cung cấp thông tin về tình hình kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, để hạn chế những rũi ro không đáng có như kê khai sai, nộp thuế sai tiểu mục… doanh nghiệp định kỳ hoặc khi phát hiện sai lệch số liệu, có thể gặp trực tiếp bộ phận kê khai kế toán thuế của cơ quan thuế, để đối chiếu tình hình thu nộp, kịp thời phát hiện sai sót.

-Thực hiện điều chỉnh sai sót một cách kịp thời, đúng quy định./.

 

Nguồn tin    Cục thuế Kon Tum