Khi kinh doanh trực tuyến việc xây dựng một website là điều tất yếu song để phát triển một website thành công thì không phải là điều dễ dàng.
Trước hết chúng ta cần xem xét một số đặc điểm chung của những website thành công và khám phá những gì bạn có thể áp dụng cho website của bạn và "Một Số Điều Nên & Không Nên Khi Thiết Kế Website"
1. Tạo Trang web liên kết chặt chẽ, dễ sử dụng.
Để làm cho trang chủ đơn giản cần thiết kế bảng nội dung, bảng này cũng nên hết sức đơn giản và dễ sử dụng. Đồng thời sử dụng những từ và đoạn ngắn gọn dễ hiểu để thu hút người đọc.
2. Trang web Sử dụng từ ngữ dễ hiểu.
Không thể theo dõi được quảng cáo bán hàng nếu như họ không thể hiểu được những gì bạn đang nói. Sử dụng những lời lẽ hoa mỹ để tán dương những sản phẩm bạn cung cấp thì rất dễ, nhưng sẽ không thể biết được dự định của họ như thế nào?.
Bạn phải giúp khách hàng hiểu rõ những vấn đề này trong thời gian ngắn nhất. Hãy dùng các câu ngắn gọn, cô đọng và giữ kiểu thiết kế cố định đối với tất cả các trang con.
3. Dễ dàng khám phá ' đường link ' trên trang web.
Bạn hãy tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để mọi người có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút "back" hay "forward" của trình duyệt.
Bạn cũng cần nhớ là phảicó những chữ thay thế tất cả các đồ hoạ và đường liên kết trong trang của bạn. Đây là những từ sẽ xuất hiện thay thế đồ họa khi tuỳ chọn đồ hoạ trong trình duyệt bị tắt hoặc khi người ta nhấn nút "stop" trước khi trang được tải về đầy đủ.
4. Thời gian tải về nhanh.
Máy tính người xem web không như máy tính của chủ lập website. Khách xem web không kiên nhẫn nếu web tải chậm(hay lạm dụng quá nhiều hiệu ứng flash, ảnh). Hãy tận dụng nguyên tắc 10s của khách = 10 phút của bạn.
Thiết kế web chuyên nghiệp có nhiệm vụ định dạng hiển thị tốt các thành phần ảnh, video, flash. Mặc dù lập web mang nặng hiệu ứng nhưng vẫn xem thỏa mái.
Tăng tốc độ truyền của các trang web :
- Giảm kích cỡ đồ hoạ trong trang web của bạn( 72 dpi, 256 màu). Ảnh kích cỡ nhỏ 4" - 2" phải nhỏ hơn 10K(Thu nhỏ kích cỡ đồ hoạ, độ sâu của màu).
- Nếu bạn rất cần một ảnh lớn thì đưa ra ảnh nhỏ trước , click xem tiếp một hình ảnh lớn hơn.
- Giảm kích cớ mã html,css,..(mã hiển thị trên trình xem web): điều này tối ưu hóa web cho máy tìm kiếm(SEO), nâng cao thứ hạng từ khóa trên máy tìm kiếm - phương pháp quảng bá web thông qua máy tìm kiếm .
- Giảm số file khi lập web : html, css,...ảnh, flash.
5. Nội dung trang web rõ, sạch.
Đa số website ở Việt Nam sử dụng hiệu ứng ảnh, flash, banner linh tinh. Lập web theo kiểu sợ thiệt thông tin, nội dung theo nghèo nàn. Thông tin chất lượng cho khách hàng không có.
Nếu bạn có một nội dung vô giá trong trang web, hãy làm cho nó dễ đọc. Hãy chia thành những đoạn quan trọng, đánh dấu nhóm quan trong(câu, từ).
Chèn ảnh, hiệu ứng vào nơi cần thiết để tạo nên tóm tắt nội dung bằng đồ họa. Đừng làm quá nhiều, một vài điểm nhấn trên trang web là đủ rồi..
Lợi thế của lập website ở chỗ : Bạn chỉnh sửa dễ , chèn liên kết (link), ảnh,.. vào bất cứ lúc nào nhằm cung cấp thông tin giá trị trên trang web chứa thông tin cụ thể. Hãy làm tốt nội dung web.
Chữ tô đậm,, font chứ hài hòa theo từng phân vùng, phân cấp khi thiếtkế web mang đến sự dễ đọc, theo dõi thông tin của người xem..
Căn cứ đối tượng có nhu cầu vào xem web,kiểu dág màu sắc thiết kế web phải phù hợp
6. Dễ theo dõi "quá trình bán hàng".
Bạn phải tạo điều kiện để khách hàng hiểu rõ những lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại cũng như cung cấp cho khách hàng phương thức đặt hàng thuận tiện nhất.
Liệu bạn đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trước khi bạn yêu cầu họ đặt hàng chưa?.
Bạn đã tạo cho khách hàng sự yêu thích và hứng thú trước khi bạn mời họ đặt hàng chưa?.
Bạn đã cung cấp cho khách hàng một số cách đặt hàng thuận tiện cả trên mạng và ngoài mạng chưa?.
Và liệu bạn đã huớng dẫn khách xem tất cả từng buớc một chưa?.
7. Tương thích với đa số trình duyệt web.
Nếu bạn sử dụng bảng biểu hãy xem xét cẩn thận việc nó sẽ hiển thị như thế nào ở các trình duyệt khác nhau (ví dụ Internet Explorer, Netscape) và ở tất cả các cấp độ phân giải (ví dụ 640 x 480, 800 x 600, 1024 x 768).